Bình luận Thủy Hử – Phần 1: Đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký, Thủy Hử, Sử ký Tư Mã Thiên, Đông Chu liệt quốc là những tác phẩm văn học Trung Quốc được tôi đọc từ hồi còn bắt đầu học đánh vần cho đến tận bây giờ vẫn còn nghiền ngẫm. Nói chung Tam Quốc, Đông Chu, Tây Du Ký và Sử ký luôn là những tác phẩm mà tôi tâm đắc. Mặc dù Thủy Hử cũng thuộc nhóm chuyện yêu thích nhưng từ nhiều năm nay, trong tôi luôn có những băn khoăn về tiểu thuyết này, băn khoăn về việc không rõ nó có đúng như những gì mà người ta ca tụng không. Sau một thời gian bình luận cùng vợ yêu, tôi đã quyết định mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình về tiểu thuyết này và có thể bạo gan mà đưa ra một kết luận “Thủy Hử – Đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật” – một thất bại của Thủy Hử trong lòng tôi.

Nhân vật là trái tim của bất kỳ tiểu thuyết nào, dù là võ hiệp, tình ái, lịch sử… Kể cả đến film sex, chỉ cần 2 nhân vật với những hành động lặp đi lặp lại vẫn cần có nhân vật. Và việc trang điểm cho các nhân vật đó luôn cần được quan tâm – văn học gọi là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác phẩm có thành công hay không có tới 70% là nhờ vào việc xây dựng thành công những hình tượng nhân vật. Ta có thể ví dụ những cách thức xây dựng nhân vật dù rất đơn giản mà cực kỳ đắt giá. Ví dụ như Tư Mã Thiên khi miêu tả Hạng Vũ kiêu hùng, nhất định bên cạnh sẽ có một Bái Công Lưu Bang vô lại mà lại biết lấy lòng người. Một Hạng Vũ anh dũng đánh trăm trận trăm thắng, sức khỏe vô song, tàn sát đến mức “chư hầu sợ phải cúi đầu lê gối mà không dám ngẩng đầu nhìn”, một Hạng Vũ có lòng nhân từ thương yêu tướng sĩ, ai bị thương thì khóc… Nhưng vị Hạng Vũ đó càng tuyệt vời bao nhiêu thì càng khiến cho người ta thất vọng bấy nhiêu: đánh trận giỏi đến nỗi đi đến đâu tàn sát người vô tội đến đó, nhân từ thương tướng sĩ đến độ tướng sĩ lập được công trạng thì lại tiếc tiền của, chức tước chẳng dám ban thưởng cho ai, nhân từ thương người đến độ chẳng thèm tin một ai, có một Phạm Tăng quân sư tài năng mà chẳng biết dung… Và một Bái Công vô lại ham cờ bạc rượu chè, mê gái ban đầu như thế mà càng về sau càng khiến cho người ta mơ ước: biết lấy lòng dân, bảo vệ dân chúng, không tiếc tiền của, chức tước ban thưởng cho người có công, biết sử dụng nhân tài khiến cho các tướng giỏi của Hạng Vũ đều theo về: Hàn Tín, Trần Bình, Bành Việt, Kình Bố… Cái cách so sánh cặp nhân vật Hạng Vũ – Lưu Bang là một thành công điển hình của kiểu văn học sử.

Hay trong văn học Việt Nam, ta có thể bắt gặp những cách thức xây dựng nhân vật cũng rất thành công, tôi nói ví dụ tác phẩm trong những thập kỷ gần đây là Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường (ai chưa đọc chuyện có thể nhớ lại bộ phim truyền hình Đất và Người phát trên VTV mấy năm trước). Một Trịnh Bá Thủ mưu mô thâm trầm, mật ngọt chết ruồi, là đối thủ kinh người của Vũ Đình Phúc – người đứng đầu dòng họ Vũ cũng gian ngoan chẳng kém mà cứ nằm trong xó tối đẩy cái mâu thuẫn lên cao. Và đứng một phía của sự kình địch của hai dòng họ ấy là một Trịnh Bá Hàm, Hàm thọt, điển hình cho một hình mẫu nông dân Việt Nam: tiểu nông mà thâm hiểm, quyết liệt trong đấu đá mà cũng mạnh mẽ đến lạnh lùng ở … trên giường. Bên dưới Hàm là một bà Son sống lay lắt như một cái bóng ma vật vờ nhờ “hương khói” ban ơn của Hàm, nhưng vẫn đẹp một cách lạ lùng…, hay một nhân vật Chu Văn Quềnh chán ngắt đến độ tác giả phải cho chết ngay từ chương đầu.

OK! Lai giai mãi mà vẫn chưa đề cập đến Thủy Hử. Thi Nại Am xây dựng Thủy Hử với 108 vị anh hùng hảo hán và hàng loạt các nhân vật phụ không phải hảo hán, có thể là những võ sư bình thường (ví dụ như giáo đầu Vương Tiến, thầy dạy võ của Cửu Văn Long Sử Tiến), hay các tham quan vô lại kiểu như Cao Cầu… Trong số 108 vị, chia ra làm hai nhóm là các Chánh tướng (Thiên cang – 36 vị) và các Phó tướng (Địa sát – 72 vị), với nhiều kiểu xuất thân: người thì là dòng dõi cao quý (ví dụ như Lư Tuấn Nghĩa, Quan Thắng…), người thì chỉ là loại đầu trộm đuôi cướp (Thời Thiên, Bạch Thắng…), quan lại triều đình (Tống Giang, Tiểu Cái, Lâm Xung, Dương Trí…), hay những anh tự do như Võ Tòng, Dương Thanh…

Nếu như đọc đoạn đầu, ta thấy Lỗ Trí Thâm xuất hiện quả là hảo hán bao nhiêu (vì bất bình đánh chết Trịnh Đồ để cứu cha con Cao Thúy Liên) thì sau đó lại thấy hảo hán này lại như chìm nghỉm vào trong biển “108 vị anh hùng hảo háo toàn các vị xuất thân cao quý”, và cho đến lúc chết mới để lại dấu ấn là việc tạc hóa viên tịch bên sông Tiền Đường. Một người được xưng tụng là “Trí Đa Tinh – Gia Cát tái thế – Ngô Dụng” tưởng như sẽ là một vị tuyệt thế thông minh, mưu trí hơn người nhưng lại vô cùng kém cỏi và tầm thường. Ngoài việc bày kế trộm châu báu từ tay Dương Trí rồi chạy lên Lương Sơn, ông ta cũng chẳng biết làm gì hơn. Cả bọn Tiểu Cái, Ngô Dụng khi thấy Lâm Xung bất bình trước chủ cũ là Vương Luân, chẳng những chẳng phơi bày gan ruột của hảo hán, lại còn chọc ngoáy (đừng nhầm là khích) khiến cho nội bộ lục đục, đẩy Lâm Xung vào chỗ giết bạn hữu (người ngoài có thể nhầm là Lâm Xung giết Vương Luân vì ham tiền bạc từ Tiểu Cái). Sau đó nghiễm nhiên tập đoàn Tiều Cái tự tiện chiếm toàn bộ ngôi đầu: Tiều Cái, Ngô Dụng, Bạch Thắng, Lưu Đường… Thế là cái hình tượng đẹp đẽ về một Tiều Cái ngạo nghễ, phải trái phân minh thành ra tan vỡ.

Cái thất bại lớn nhất của Thủy Hử trong việc xây dựng nhân vật là bác Thi đã không biết làm thế nào để tả cái “anh hùng” của các nhân vật, mà lại tai hại hơn, bác ta lại cứ đi mải miết mô tả chi tiết cái anh hùng của bọn “râu ria”, ví dụ như nào là Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương, rồi say rượu đánh Tưởng Môn Thần… và chìm vào hàng ngũ vai phụ, thì những bác chiếm quyền to như Tống Giang
, Tiều Cái, Lư Tuấn Nghĩa… chẳng có điều gì đáng so với những cái tên quá kêu của họ, nào là “Cập Thời Vũ”, “Ngọc Kỳ Lân”… Nếu như tác giả “dựng” lên một Tống Giang được anh hùng giang hồ hâm mộ đến khao khát được gặp (ví dụ như Võ Tòng chỉ mong được gặp một người trên đời là Tống Giang) thì lại chưa bao giờ ông ta mô tả Tống Giang đã làm những điều gì đáng để anh hùng hâm mộ. Thử điểm xem: ngoài việc báo tin cho Tiều Cái, cho tiền Diêm Bà để đổi lấy việc giết chết Diêm Bà Tích,… ta chưa từng gặp một việc gì Tống Giang làm để cứu nhân độ thế, tương xứng với cái tên “Cập Thời Vũ – cơn mưa đến kịp thời”. Ví dụ như so sánh với Lưu Huyền Đức trong Tam Quốc, nào là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu xa của Hiếu Cảnh hoàng đế (xuất thân Hán tộc), thì sau đó nào là khởi nghĩa đánh giặc Khăn Vàng, đào viên kết bái, làm quan huyện thanh liêm cứu dân, đối xử với các tướng thật bụng mà hết lòng, lại hết lòng dốc sức vì nhà Hán, có chí lớn… khiến cho đến Tào Tháo cũng gọi là “Anh hùng thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi”. Khi ông ta đã lập công danh vang dội rồi mà Ngô Quốc Thái của Đông Ngô vẫn phải qua việc gặp mặt, nói chuyện mới thực gọi ông ta là anh hùng. Có nghĩa là cái anh hùng của Lưu Bị không tạo ra qua tin đồn, mà chỉ tạo ra khi người ta tiếp xúc với ông ta. Ngược lại, Tống Giang được coi là “Cập Thời Vũ” (chẳng qua là được gán cho mà thôi), thế mà vì việc lôi kéo Tần Minh theo phía mình, đã cho người giả dạng Tần Minh đến đốt nhà, đánh thành, giết người… khiến cho quan huyện nhầm tưởng là Tần Minh, đem vợ con Tần Minh ra chém sạch, khiến cho Tần Minh từ chỗ đang là một người được triều đình trọng dụng lại thành ra tan cửa nát nhà. Mà việc này là do Tống Giang gây ra chứ chẳng phải do hôn quân bạo chúa nào. Và cái hình tượng Tích Lịch Hỏa Tần Minh cũng nhanh tróng sụp đổ, khi ngoan ngoãn đi theo Tống Giang, còn hớn hở mừng rỡ khi được dụ dỗ sẽ gả cho cô em gái trẻ đẹp của Hoa Vinh quên hẳn cái đau buồn vợ con vừa bị giết. Chỉ riêng cái chi tiết này đã khiến cho cái “Cập Thời Vũ” của Tống Giang đáng trở thành “Cập thời bão”.

Lại buồn cười hơn, một người như Tiểu Toàn Phong Sài Tiến, nuôi giấu các anh hùng hảo hán, ai cũng được ông ta cứu giúp thì lại bị coi là thua xa anh chàng Tống Giang.

Một điều hết sức sai lầm của Thi Nại Am là việc ông ta gán cho các vị hảo hán những cái tên quá kêu, kêu đến độ không tin nổi, và rồi những hành động chả có chút gì là anh hùng của họ khiến cái hình tượng đó bị sụp đổ. Nào là Hắc Toàn Phong Lý Quỳ gặp ai giết người đó, hay nào là Lãng Lý Bạch Điều Trương Thuận sống trên sông Tầm Dương giết người bằng hai món “dao phay” và “bánh trần”, hay Đại Đao Quan Thắng chỉ ra trận có một lần, bị Lương Sơn dụ dỗ, thế là bỏ chủ theo lên Lương Sơn, rồi là vợ chồng Thái Viên tử Trương Thanh hàng ngày giết thịt người làm bánh bao nhân thịt người, một Dương Hùng nghe vợ quên bạn,… Có nghĩa là ở trong Thủy Hử, hình tượng nhân vật được hình thành qua cái mỹ danh được mặc định gán cho chứ không thông qua hành động thực, mà ta chẳng thấy được cái hảo hán thực sự ở đâu. Các nhân vật nào là quỳ lạy, nào là bái phục nhau chẳng qua là qua danh hiệu. Tống Giang được mặc định gắn cho cái “chân mệnh thiên tử”, mà chẳng ai thấy được cái “chân mệnh” đó ở đâu ngoài cái việc nghiễm nhiên 100% nhân vật khác nghe như nghe lời bố.

Nói tóm lại, xây dựng nhân vật là một thất bại thê thảm của Thủy Hử. Ngoài các nhân vật xuất hiện ở những đoạn đầu: Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Dương Trí, Hoa Vinh…, còn lại quá nửa các nhân vật còn lại được dựng lên một cách hết sức lãng nhách và hời hợt.

Và cái lớn hơn trong cái tinh thần ấy là “tứ hải giai huynh đệ”, một lời phỉnh phờ đáng phì cười, sẽ được phân tích ở lần sau!!

Author: ducthe

Simple: I am Duc-The

41 thoughts on “Bình luận Thủy Hử – Phần 1: Đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật”

  1. “Tc phẩm c thnh cng hay khng c tới 70% l nhờ vo việc xy dựng thnh cng những hnh tượng nhn vật”, con số 70% khng c reference -> rejected 😀
    Trước đy đ c nhiều kiến nghin ku ph phn gi trị văn học của Thủy Hử ( http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=1301&CategoryID=37 ), nhưng tc giả bi ny đ khng nhắc đến, tức l đ thiếu phần “literature review”.
    Kết luận của Journal of binhloan.Rev.Lett: bi ny rất hay nhưng khng hợp lệ -> rejected :))

  2. Đy mới l phần 1 m bc Đn ki h t!
    Hồi b em ght nhất l Lưu Bị v Tống Giang, v xem phim, đọc truyện th khng hiểu tại sao ci ng Tống Cng Minh ny lại được người ta “sng bi” đến thế. Mấy ci đoạn ng ta d gi m bực mnh, rồi th tnh thế nguy cấp th sợ sệt, ln lt, chẳng ra kh lượng một kẻ anh hng.
    Trong truyện chỉ thương Lm Xung m thi. Cn những bọn khc, giết người như nge, nhiều khi chả v ci g. Thế th d Cao Cầu c xấu, em m l phe triều đnh th em cũng đi đnh dẹp!

  3. @Tho: Th tớ đ gọi Cập Thời Vũ đng gọi l Cập Thời Bo
    @Don: Sẽ c reference, đừng vội rejected 😀

  4. Ph bnh ng bạn gi một điều l. Back th rất đẹp nhưng để chế độ transparent thế ny đọc tot hết cả mắt. Định cho a e cận như ng

  5. * cac nhan vat trong Thuy Hu chi la giac co thoi thay oi. Vi vay ma ong nao ong nay deu thich tu suong gan ten that keu thoi chu co gi dau a?
    * Ma Tong Giang hien len rat bat tai, thuc dung, tham lam, xau xa (dien hinh trong viec doi xu vs Lu Tuan Nghia). Con nghi do la dung y cua Thi Nai Am do chu a. Neu ong i ma tot thi da khoi nghia thanh cong roi chu dau bi giet toan tap nhu the !!!!!!!!!!!!!!!!
    * Tom lai la con rat thik Thuy Hu. con chi ko thik cak mieu ta Phan Kim Lien thoi. dau sao co i con tot gap van lan may ong Tong Giang vs Tieu cai

  6. Hảo hảo… Tống Giang… mình xin sửa tên là tống than van, tống nhu nhược. tống bá dơ, Tống tham danh…và còn nhiều lắm những cái bực của tên bá dơ tống than van thì các bạn biết rồi miễn bàn tiếp. thật ra 108 anh hùng thì thật sự chỉ có vài nghười, cái gọi là ca ngợi nghĩa khí hào hiệp chỉ có ở vài người, cái gọi là trung thành củng chỉ có một chút xíu , nghĩa khí gì khi lý lục bố láo ỷ mạnh ăn uống ko trả tiền , trung thành gì mấy tướng ham sống sợ chết hàng giặc lương sơn..vv Tống đại ca thì suốt ngày chỏng đít quỳ gối trước tất cả quan lại triều đình…vv. nhân vật của thi nại am xây dựng cụt ngủn, thiếu chiều sâu , háo hức tạo hình tượng nhân vật mới , hời hợt cái cũ mới sanh ra vậy, như chính con người của tác giả, thiếu chử thiếu tiền, nghèo khó từ nhỏ, làm thêm 36 chương củng chỉ vì tiền ( cái này ACE rãnh rỗi tìm hiểu thêm về thi nại am )thật ra Tống tham danh hay tống nhược phu ( là 1 thôi ! ) có công đầu khi gián tiếp hãm hại 107 anh hùng lương sơn thủy bạc, 107 người từng cúi đầu gọi đại ca đó, cứu rỗi cho triều đình Quã là hảo hảo Hảo háng ( thêm g trên chữ hán ) ….mai mình xin tiếp giờ busy

    1. Thi Nại Am là thầy của La Quán Trung (thậm chí có thông tin 2 người là 1), bạn không hiểu thâm ý của tác giả thì cũng đừng lôi người ta ra bêu riếu chứ

  7. Có một điều mà bác quên đấy ạ. Nếu tam quốc là đạo của bậc đế vương, thì Thuỷ Hử là đạo của người bình dân. Phải sống và bị đạp xuống dưới đáy xã hội thì mới hiểu được cái hay của Thuỷ Hử.

    1. Đã là một tác phẩm văn học thì nó không thể nằm ngoài các nguyên lý văn học mà một trong những điều đó là xây dựng nhân vật. Triết lý trong tác phẩm hay đạo này đạo nọ chẳng qua cũng chỉ là do người đọc cố interpret theo cách nghĩ của mình mà thôi.
      Mà ai là người đạp họ xuống đáy xã hội? Cùng với lũ quan quân triều đình thì còn có cả đám anh em Lương Sơn Bạc cũng hò zô kéo các anh em khác xuống đáy bùn nhơ để cùng thành anh em, cùng đi cướp của giết người đốt nhà, rồi lại cum cúp cùng nhau về hầu hạ đám quan quân đó. Well, đạo gì thì cũng vậy thôi. Cái văn học đã thấp rồi thì đạo là vô nghĩa!

    2. Bác này nói đúng rồi. Cảm nhận là do chủ quan của mỗi người. Tpvh là một chỉnh thể đa nghĩa và hướng vào nhiều tầm tiếp nhận. Cho nên bác chủ top cũng đúng nốt. Cứ mạnh dạn lôi cụ Am lên, mắng cho một trận: viết gì mà chả đung ý tớ, phải thế này này…cụ chả sướng đờ người ra. Được người đời sau hò tên mình và thằng con mình thì còn gì bằng. Các cụ dưới cũng đúng nốt. Không khí học thuật nó phải thế. Các cụ chém mạnh vào

  8. 1 trong 4 tác phẩm kinh điển của văn học trung hoa mà mấy bác phê bình có vài chữ rồi toàn đưa mấy lời lẽ thiển cận vào. tôi thấy bác mới là kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi đó.

  9. Các bác phê bình mà không nghĩ tới thời gian trong giai đoạn mà tác giả xây dựng nhân vật mà dùng lời lẽ của một người thời nay đi bình luận một tác phẩm viết trong quá khứ một cách thô thiện thì thật là ấu trĩ. Thử hỏi xem trong quá khứ mấy trăm năm về trước có ai dùng từ ngược đãi súc vật không?

    1. Việc kém cỏi trong xây dựng nghệ thuật được tôi so sánh với các tác phẩm văn học cùng thời chứ không hoàn toàn liên hệ đến thời hiện đại. Nhân vật là trung tâm của tác phẩm, thất bại trong việc xây dựng nhân vật thì thời nào nó cũng chỉ là loại kém cỏi

  10. Hiểu biết của bạn ducthe về Thủy Hử và cái mà bạn gọi là “thất bại trong việc xây dựng nhân vật” còn nông cạn lắm. Có nhiều người không đồng ý với quan điểm của bạn, tốt nhất bạn nên xem xét lại và thừa nhận sự thiếu hiểu biết và ngoan cố của mình.
    Thế nào là nghệ thuật xây dựng nhân vật? bạn nên xem kỹ hơn “Lời bình của Kim Thánh Thán” để có được khái niệm ban đầu mà sử dụng về sau. Đừng có khăng khăng nói thất bại trong xây dựng nhân vật với ý kiến cá nhân hết sức chủ quan và hạn hẹp, mà hãy kết luận từ nhận định của phần đông độc giả và của các nhà phê bình văn học (mọi người đều biết bạn ko phải là nhà phê bình hay nhà văn gì cả)

    1. Bạn có thể chỉ cho tôi một phê bình văn học nào không mang ý kiến cá nhân? Kim Thánh Thán viết lời bình cho Thủy Hử là ý kiến cá nhân ông ấy hay ý kiến tập thể? Tôi không phải là nhà phê bình văn học, thế những người khán giả không phải là nhà phê bình văn học ca tụng nó thì có đúng ko? Criticism của bạn không make sense lắm!

      1. bạn hãy viết 1 tác phẩm đi, rồi bạn sẽ hiểu thế nào là tác giả

  11. Sorry nhé, bởi vì mình flew into a rage khi read your article về Thuy Hu của you nên mới có “Criticism của bạn không make sense lắm”. Hic. Uhm, có lẽ Kim Thánh Thán phê bình Thủy Hử một cách chủ quan và vô số đọc giả (not khán giả, nếu bạn quên tiếng Việt thì hãy dùng từ reader, đùa thôi cho đỡ căng thẳng) ca tụng nó, chấp nhận nó là kỳ thư của TQ là sai, còn bạn cho rằng nó thất bại là hoàn toàn đúng đắn! Mình “admire” và “appropriate” và “welcome” ý kiến tiên phong/vượt thời đại của bạn very much!
    Năng khiếu văn chương của bạn thật phi thường! vượt qua hằng hà sa số đọc giả ở Châu Á và hơn cả nhà minh luận văn chương hàng đầu kim cổ. Nhưng có lẽ nó còn ở dạng tiềm năng nên chưa ai biết đến! nỗ lực hơn nữa nhé bạn. Rồi một ngày kia có thể hàng vạn người say mê Thủy Hử nhờ ý kiến cá nhân của bạn sẽ đem nó đi nhúm lửa, các NXB quên Thủy Hử đi và không cón một bộ phim Thủy Hử nào nữa. Ý kiến của bạn đã làm tôi vỡ lẽ rất nhiều về tác phẩm này! Thanks you!

    1. Bạn không cần mỉa mai, tôi chưa bao giờ coi mình có năng khiếu văn chương nhưng tôi luôn đọc các tác phẩm văn học theo cảm nhận của cá nhân thay vì đọc như những con vẹt những lời của người khác. Đó cũng là bệnh của người Tàu và những người Việt cuồng tàu. Nếu bạn nói Thuỷ Hử là kỳ thư thì tôi tin nó là kỳ thư đối với người Tàu và những ngươif Việt cuồng tàu, chứ vượt ra khỏi biên giới này tôi không tin (ít nhất người Nhật ở Châu Á ko cuồng mấy thứ virus văn hoá độc hại này). Nhưng dù sao thì bạn vẫn thuộc nhóm người cuồng thuỷ hử lịch sự, lịch sự hơn nhiều lần đám fan cuồng thiếu đầu óc khác vẫn thường xuyên buông lời vô cùng khiếm nhã và thiếu văn hoá trên blog và mail của tôi! I appricate that!!

      1. Thanks bạn đã đọc và hồi đáp! Tôi là người Việt Nam, thật ra tôi yêu nước TQ cũng như yêu nước VN mình và tôi thích văn học TQ chứ không thích văn học VN. Hic, tôi nghĩ vì vậy về lĩnh vực văn học liên quan đến tranh luận ở đây, bạn và tôi đối lập nhau! Dù sau, vẫn tiếp tục theo dõi trang của bạn.

      2. Cảm ơn bạn! Tất nhiên trang của tôi không phải là trang chuyên viết về văn học! Bạn có sở thích văn học TQ, đó là sở thích cá nhân của bạn! Tôi cũng thích nhiều tác phẩm văn học TQ nhưng tôi có cách suy nghĩ và cái nhìn của riêng tôi! Đơn giant vậy thôi!

  12. Đọc xong mình chỉ có mấy lời thế này: bạn hoàn toàn ko hiểu gì về THỦY HỬ, mình nói thẳng như vậy. Nếu Thi tiên sinh và Kim tiên sinh ở dưới mộ mà đọc đc những dòng này thì chỉ còn biết chắp tay vái lạy đám hậu bối vô dụng có mắt như mù mà thôi.

  13. @KHIEM0414: A Khiêm này chắc là người Tàu lai Ta chém tiếng Tây nhỉ, bảo sao anh yêu thằng Tàu như yêu VN, trong khi gần đây VN càng ngày càng hận bọn khựa đên xương tủy. Em dốt Anh Ngữ lắm nên đọc 1 nửa cái bình luận của anh em chỉ thấy buồn nôn.
    @DUCTHE: Lạm bàn với anh Ducthe:

    Khá khen cho bài của anh Đức Thế ý tưởng khá hấp dẫn vì dám suy nghĩ theo con đường mới nhưng đọc được 1/2 rồi cố lên 2/3 rồi gắng đọc nốt bài chỉ thấy thất vọng, cách nhìn của anh phiến diện và thiển cận, lại còn lan man quá nhiều.

    Em chưa đọc các bình luận của họ Mao hay họ Kim hay cả “vợ yêu” nào cả để có được cái nhìn khách quan nhất:

    Anh đọc nhiều nhưng dường như anh chưa hiểu phong cách, chưa phân biệt được bản chất của các danh tác TQ, họ là những tác gia khác nhau viết truyện cũng đặt vào các bối cảnh giai đoạn lịch sử khác nhau.
    Vậy Thủy Hử khác với Tam Quốc ở điểm nào nữa?
    Xin đáp: Thủy Hử chỉ đề cập đến từng cá nhân, mỗi giai đoạn nói đến một cá nhân, sau khi được nói đến thì sẽ nhường chỗ cho cá nhân khác và vai trò sẽ mờ nhạt đi. Tam Quốc thì khác, nó nói đến một tập thể và vai trò của mỗi cá nhân trong tập thể đó luôn được đề cập đến. Đây là cái tinh tế của Thi Nại Am.

    Nếu giả sử tiền bối này miêu tả ai cũng kỹ lưỡng đậm nét như LX, Võ Tòng,…, ai cũng giỏi, cũng tài, cũng hay, cũng sáng suốt như ai thì anh đọc xong anh còn nhớ được những ai? Không thể nuốt nổi vì quá ngán. Em và bạn bè em say mê Thủy Hử ko ai là ko nhớ tên và biệt hiệu, ngón võ của LX, LQ, QT,LTT … và đều công nhận rằng những nhận vật phụ ngồi vào cho đủ 108 ghế, có những tên hiệu chỉ mang ý nghĩa xưng danh để tăng thêm tiếng tăm mà thôi. Như một chiếc đòn bẩy, nếu ta ko tác động lực dìm những nhân vật kia phụ xuống thì làm sao nổi bật những nhân vật chính.

    Trong Tây Du Ký, Đường Tăng quang minh, nhân từ là thế nhưng cũng chỉ là người trần mắt thịt, ông này mà minh mẫn, không gàn dở thì xem đến 100 tập 4 thầy trò cũng chẳng trải qua đủ 81 nạn để lấy kinh, cứ băng băng đi Tây rồi về. Em còn nhớ hồi nhỏ thằng bạn nói 1 câu rất đúng ý em:”…ghét nhất th Đ Tăng, ngu bỏ mẹ, ko nghe lời Tôn Ngộ Không, chỉ làm khổ người khác”. Tương tự như vậy, nếu Thủy Hử nếu Tống đầu lĩnh ko ngu trung, các anh hùng cái thế bất khả chiến bại thì ai cũng biết sẽ có 1 cái kết có hậu. Vậy là chả có gì đáng nói cả, chả khác gì truyện cổ tích với phim Hàn chưa xem cũng biết kết quả. Đây cũng là cái tinh tế nữa của họ Thi và họ Ngô, dắt độc/khán giả tới những cung bậc cao của cảm xúc: kinh ngạc, trầm trồ, tức giận, nuối tiếc,…. Đây cũng chính là lý do em thích cả truyên Tiền/Hậu Thủy Hử và phim của nó, cả bộ phim lẫn truyện là một màu trầm buồn, rất bi kịch.

    Không phải đơn giản mà người ta tôn Thủy Hử lên làm tứ đại danh tác, tứ đại kỳ thư, hay lục tài tử thư hàng trăm năm nay đâu ạ. Để nói rằng “thất bại thê thảm” hay “đỉnh cao của sự kém cỏi” trong nghệ thuật xây dựng nhân vật TH có lẽ là điều không tưởng, những cái anh bảo thất bại thì em nghĩ chính nó làm nên thành công cho tác phẩm. Nhưng em cũng mong rằng sẽ có những người giống Lobachevsky, Riemann, Einstein… dám từ bỏ con đường thẳng mà đi tới bước tới những con đường gai góc hơn để tới những thế giới mới mà con người phải công nhận, ko thể phản bác được.

    Bình luận của em quá dài rồi. Em đọc ít, hiểu ít lại nông cạn, cũng mong vợ chồng anh chỉ giáo.

  14. chào các hảo hán trong diễn đàn. mặc dù tôi chưa 1 lần được biết bác DUCTHE tên là Đức Thế hay Đức Thể. nhưng tôi đã lục tung tìm đọc trên mạng những bài luận của bác. tôi rất thích, từ những bài luận của bác về nhân vật trong Tam Quốc đến Thủy Hử. quả là sâu sắc và am hiểu đến ngọn nguồn chứ không như mấy dạng “bắc chõ nghe hơi”, ra khua môi múa mép ở diễn đàn. tất nhiên giá trị của Thủy Hử là rất lớn, nó là tiếng nói lớn lao của xã hội thời ấy, giống như văn học Việt Nam có Nam Cao vậy, nhưng xét về nghệ thuật xây dựng và cái logic trong Thủy Hử thì tôi đồng tình, đồng ý với cách nhìn của bác về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thủy Hử. và chán nhất cảnh Tống Giang thu phục các tướng giỏi của triều đình, khi bị bắt về, cởi trói, nói dăm ba câu thế là có thể gọi Tống Giang là Kaka ngay được,điệp khúc đó lặp đi lặp lại đến phát ngán. Dồn Trương Thanh vào con đường cùng để phải lên Luong Son, dồn An Đạo Toàn vào chân tường để phải lên Lương Sơn…như thế là bắt anh hùng lên núi hay anh hùng tự đến tụ nghĩa ở Lương Sơn? khẽ động thủ là giết người để chứng tỏ võ công, để chứng minh mình là hảo hán. còn Tống Giang thì chả thấy cái chí lớn ở đâu. lố bịch thay đoạn Công Tôn Thắng đào được quách và bia đá viết tên 108 vị anh hùng nói là ý trời, là Cửu chân huyền nữ định số mệnh. thật là nực cười, chỉ vì tôn Tống Giang lên làm thủ lĩnh mà Công Tôn Thắng bày ra mấy trò bịp bợm. xin hỏi Đạo ở đâu?

  15. Tôi thấy rằng những người đưa ra những bình luận thô thiển.kém hiểu biết về truyện thuỷ hử chj là những người não ngắn,ăn ko ngồi rồi,ngồi chán rồi đưa ra những nhận xét vu vơ nghĩ gì nói nấy khiến ng khác chỉ muốn phỉ nhổ vào mặt.tôi ngj ho nên xem lại những bình luân cua ho xem đã đủ tư cách de noi những câu đó chưa

  16. Dong quan diem voi bac chu top. Doc Thuy Hu em cu co cam giac giong truyen Tam Cam vay. :)). No phu hop vs so thich cua nhieu nguoi VIỆT NAM do dac thu ham danh, “huu danh vo thuc”. Neu xet o goc do tiep can tac pham van hoc thi cach tiep can cua bac rat co logic.

  17. Chào các bác. em là người ít chữ, quả thực rất ít cơ hội để tiếp cận sớm các góc nhìn đa chiều về các tác phẩm văn học kinh điển như trên. nhưng cùng một sự việc, một hiện tượng khi nhìn ở góc độ khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. em thấy các bác biện giải từng vấn đề trong tác phẩm một cách rất sâu sắc hà cớ gì các bác cứ phải dùng ngôn từ thô thiển cạn chữ để chụp lên đầu nhau thế

  18. Vâng, tôi hoàn toàn nhất trí với đánh giá của anh (Đức Thế). Đối với một số comment phản biện thì tôi xin hỏi Khổng tử đặt lên vai người chính nhân quân tử là gì? Có mấy ai trong đám thảo khấu ấy xứng đáng gọi là anh hùng lương sơn bạc hay không? Cái thằng giết người, trảm lương dân như ngóe, biến báo lật lọng trở cờ như phẩy tay thì phỏng có ra gì! Thủy Hử chỉ là câu chuyện dàn dựng về các nhân vật phản diện, đứng ngoài những quy tắc xã hội. Nó nói lên cái bức bách của những người bị phong kiến đè ép rồi nổi dậy kết hợp lại, nhưng lại tàn bạo như nhóm IS chứ không phải là tác phẩm đề cao tính nhân bản. Có thể hay với một số người nhưng với một số người khác thì truyện này bất nhân, mang phong cách rất ‘tàu’!

  19. Sịt mẹ cái thằng bệnh nhận xét một cách phiến diện thật là nực cười 😁 và ngứa mắt

  20. thuỷ hử vẫn được nhiều bạn đọc ưa chuộng, được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp,Nga,Nhật,….nhưng tuỳ nơi tuỳ lúc bạn đọc sẽ có những cách thưởng thức khác nhau. và đó là quyền của mỗi người đọc có điều hiểu thuỷ hử như thế nào cho đúng tinh
    thần nguyên tác, cho khỏi phụ tấm lòng của nhà văn nhân dân Thi Lại Am thì đó là điều cần bàn. Đương nhiên thuỷ hử không phải sách dạy võ càng không phải là sách khuyến khích kẻ cướp như các nhà nho cổ hủ từng nói cũng không phải sách tuyên truyền cách mạng. đọc thuỷ hử không phải để thưởng thức lối nhậu nhẹt thịt thái miếng to rượu uống bằng bát, không phải để bắt chước cách tụ nghĩa uống máu ăn thề, càng không phải để thoả mãn tức khí cá nhân, thuỷ hử là một tác phẩm văn học nó trưng bày cho chúng ta một bức tranh cuộc sống sinh động và có phần dữ dội về nước trung quốc thế kỉ 12 cũng là nước trung quốc thế kỉ 14 của tác giả, qua đó có thể rút ra nhiều bài học nhận thức về con đương giải phóng nhân dân dưới chế độ phong kiến. hiểu như vậy thuỷ hử mới trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho chúng ta.
    đó ms là điều để bàn còn lối văn, cách xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn nhân dân Thi lại Am là một đỉnh cao của nghệ thuật văn học mà hơn 600 năm tất cả các nhà văn nhà phê bình văn học phải công nhận còn anh DUCTHE thấy thuỷ hử là đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thì em nghĩ anh nên xem xét lại bởi việc gây nhiều tranh cãi nhất về thuỷ hử ko phải là lối văn, cách xây dựng nhân vật vì bản thân nó là 1 đỉnh cao rồi việc gây nhiều tranh cãi nhất về thuỷ hử là kì thư thuỷ hử cho người đọc nhiều hướng suy nghĩ vì vậy phải đọc sao hiểu sao cho đúng mới là điều đáng bàn đó chỉ là suy nghĩ thiển cận của anh về thuỷ hử nhưng dẫu sao em cũng mừng vì có những người như anh dám phơi bày những suy nghĩ thiển cận của mình để mọi người đóng góp cho hoàn thiện hơn nhưng em không nghờ anh bị chửi nhiều hơn là đóng góp ý kiến

  21. thuỷ hử vẫn được nhiều bạn đọc ưa chuộng, được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp,Nga,Nhật,….nhưng tuỳ nơi tuỳ lúc bạn đọc sẽ có những cách thưởng thức khác nhau. và đó là quyền của mỗi người đọc có điều hiểu thuỷ hử như thế nào cho đúng tinh
    thần nguyên tác, cho khỏi phụ tấm lòng của nhà văn nhân dân Thi Lại Am thì đó là điều cần bàn. Đương nhiên thuỷ hử không phải sách dạy võ càng không phải là sách khuyến khích kẻ cướp như các nhà nho cổ hủ từng nói cũng không phải sách tuyên truyền cách mạng. đọc thuỷ hử không phải để thưởng thức lối nhậu nhẹt thịt thái miếng to rượu uống bằng bát, không phải để bắt chước cách tụ nghĩa uống máu ăn thề, càng không phải để thoả mãn tức khí cá nhân, thuỷ hử là một tác phẩm văn học nó trưng bày cho chúng ta một bức tranh cuộc sống sinh động và có phần dữ dội về nước trung quốc thế kỉ 12 cũng là nước trung quốc thế kỉ 14 của tác giả, qua đó có thể rút ra nhiều bài học nhận thức về con đương giải phóng nhân dân dưới chế độ phong kiến. hiểu như vậy thuỷ hử mới trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho chúng ta.
    đó ms là điều để bàn còn lối văn, cách xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn nhân dân Thi lại Am là một đỉnh cao của nghệ thuật văn học mà hơn 600 năm tất cả các nhà văn nhà phê bình văn học phải công nhận còn anh DUCTHE thấy thuỷ hử là đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thì em nghĩ anh nên xem xét lại bởi việc gây nhiều tranh cãi nhất về thuỷ hử ko phải là lối văn, cách xây dựng nhân vật vì bản thân nó là 1 đỉnh cao rồi việc gây nhiều tranh cãi nhất về thuỷ hử là kì thư thuỷ hử cho người đọc nhiều hướng suy nghĩ vì vậy phải đọc sao hiểu sao cho đúng mới là điều đáng bàn đó chỉ là suy nghĩ thiển cận của anh về thuỷ hử nhưng dẫu sao em cũng mừng vì có những người như anh dám phơi bày những suy nghĩ thiển cận của mình để mọi người đóng góp cho hoàn thiện hơn nhưng em không nghờ anh bị chửi nhiều hơn là đóng góp ý kiến

  22. thuỷ hử vẫn được nhiều bạn đọc ưa chuộng, được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp,Nga,Nhật,….nhưng tuỳ nơi tuỳ lúc bạn đọc sẽ có những cách thưởng thức khác
    nhau. và đó là quyền của mỗi người đọc có điều hiểu thuỷ hử như thế nào cho đúng tinh
    thần nguyên tác, cho khỏi phụ tấm lòng của nhà văn nhân dân Thi Lại Am thì đó là điều cần bàn. Đương nhiên thuỷ hử không phải sách dạy võ càng không phải là sách khuyến khích kẻ cướp như các nhà nho cổ hủ từng nói cũng không phải sách tuyên truyền cách mạng. đọc thuỷ hử không phải để thưởng thức lối nhậu nhẹt thịt thái miếng to rượu uống bằng bát, không phải để bắt chước cách tụ nghĩa uống máu ăn thề, càng không phải để thoả mãn tức khí cá nhân, thuỷ hử là một tác phẩm văn học nó trưng bày cho chúng ta một bức tranh cuộc sống sinh động và có phần dữ dội về nước trung quốc thế kỉ 12 cũng là nước trung quốc thế kỉ 14 của tác giả, qua đó có thể rút ra nhiều bài học nhận thức về con đương giải phóng nhân dân dưới chế độ phong kiến. hiểu như vậy thuỷ hử mới trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho chúng ta.
    đó ms là điều để bàn còn lối văn, cách xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn nhân dân Thi lại Am là một đỉnh cao của nghệ thuật văn học mà hơn 600 năm tất cả các nhà văn nhà phê bình văn học phải công nhận còn anh DUCTHE thấy thuỷ hử là đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thì em nghĩ anh nên xem xét lại bởi việc gây nhiều tranh cãi nhất về thuỷ hử ko phải là lối văn, cách xây dựng nhân vật vì bản thân nó là 1 đỉnh cao rồi việc gây nhiều tranh cãi nhất về thuỷ hử là kì thư thuỷ hử cho người đọc nhiều hướng suy nghĩ vì vậy phải đọc sao hiểu sao cho đúng mới là điều đáng bàn đó chỉ là suy nghĩ thiển cận của anh về thuỷ hử nhưng dẫu sao em cũng mừng vì có những người như anh dám phơi bày những suy nghĩ thiển cận của mình để mọi người đóng góp cho hoàn thiện hơn nhưng em không nghờ anh bị chửi nhiều hơn là đóng góp ý kiến.

  23. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi. khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” [Nam Cao]. Sáng tạo nhen, không phải trùng lặp nhen.
    Mình mượn tuyên ngôn này của Nam Cao về văn học nghệ thuật để gửi cho bạn chủ thớt viết bài phê bình này nghen. Mình chỉ nghĩ đơn giản là cái sự so sánh của bạn khập khiễng lắm. Tuy nhiên thật may mắn khi đó chỉ là ý kiến cá nhân của bạn. “Thủy Hử” vẫn mãi là 1 tượng đài và có sức sống đến ngày hôm nay có lẽ là bởi không theo cái khuôn sáo nào mà bạn nghĩ rằng nên thế, phải thế mới đúng, mới giống. Thật là may!

  24. Tôi thấy lời lẽ của bạn ducthe thật sự rất “chói tai” và nặng nề, tôi cũng chẳng đọc hết tất cả những gì bạn viết và những gì bạn trả lời bình luận, bởi vì cái bình phong “quan điểm cá nhân thì phải chủ quan” có lẽ quá chắc chắn, hơn nữa trong cái “quan điểm” của bạn chỉ chứa sự sĩ diện, tự đắc và tự hào trong đó về những ý tưởng và lời lẽ bạn đã ấp ủ và vô cùng háo hức để thể hiện nó với người khác, đó rõ ràng không phải là tranh luận để tìm ra nguyên do gốc rễ hay cùng nhau tìm ra vấn đề, đơn giản bạn chỉ đang trải nghiệm cảm giác làm “bề trên” với “sự tự hào với từng câu, từng từ cùng lí lẽ của riêng bản thân mình”. Tôi không giỏi về văn chương hoa mĩ, cũng không đọc hay xem nhiều sách sử, nhưng cái cách nói của bạn về cách xây dựng nhân vật của Thi Nại Am là “kém cỏi” và “tầm thường” là vô cùng nông cạn và thiển cận, nếu biết một chút tiếng trung và có sự tìm hiểu thấu đáo về cả tác phẩm này cùng tác gia Thi Nại Am, bạn sẽ hiểu tại sao kết luận của bạn lại nhận nhiều phản bác như vậy. Tôi là một con người tầm thường, không uyên bác đến độ phê bình cách xây dựng nhân vật của một tác gia hàng đầu Trung Quốc như bạn, nhưng cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của từng nhân vật qua từng hành động, từng tính cách cùng lí tưởng và ý chí của họ, học hỏi được không ít từ nhân cách của những nhân vật đó để mà yêu mến và cảm phục họ, nhưng đó là tại tôi tầm thường nên dĩ nhiên cảm nhận cũng tầm thường, còn chuyện thâm sâu thế nào, cách xây dựng nhân vật kém cỏi ra sao, tôi xin không dám bàn tới.

    1. Cái mà bạn gọi là “không uyên bác đến độ phê bình” là cách suy nghĩ của những nô lệ, hay chính xác là suy nghĩ của bạn bị nô lệ bởi cách giáo dục xưa cũ: bạn không có tư duy phê phán, chỉ biết đọc, biết gật đầu rằng cứ cái gì lớn là mặc định đúng, mặc định không sai. Nếu bạn biết tư duy trái chiều, biết nhìn sự vật theo nhiều hướng, biết phê phán và đặt câu hỏi ngược với mọi hiện tượng, bạn sẽ không nói như vậy! Tôi đọc Thuỷ Hử từ khi lên 5 tuổi, đọc nó qua suốt tuổi trẻ và chỉ nhận ra nó không vĩ đại như người ta tán tụng khi có tư duy phê phán!
      Trước hết bạn hãy chỉ ra các phân tích của tôi có gì sai? Nếu ko, bạn đang nguỵ biện bằng suy nghĩ của người nô lệ trong tư tưởng

  25. Đồng ý với bạn các nội dung trên, thủy hử không hề có một giá trị giáo dục hay nhân văn nào, thậm chí còn ngược lại nữa. Nếu theo nội dung trong truyện thì thực ra đây chỉ là một nhóm cướp, kính nhau nể nhau vì số má, chứ ko phải vì nghĩa gì hết

Leave a reply to tuan Cancel reply